Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Hướng dẫn: Phòng trừ ốc bươu vàng, cỏ dại và chăm sóc lúa mùa.

2023-07-04 10:55:00.0

Qua kiểm tra của cán bộ khuyến nông hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện ốc bươu vàng, cỏ dại trên các ruộng lúa.

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ốc bươu vàng, cỏ dại gây ra. UBND xã Na Mao hướng dẫn nông dân thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Đối với ốc bươu vàng:

* Biện pháp thủ công:

Thường xuyên bắt ốc và thu gom ổ trứng ốc để tiêu diệt bằng các biện pháp như:

- Cắm cọc trong ruộng, mương nước, rãnh nước, cho ốc lên đẻ trứng sau đó thu gom hết ổ trứng ốc để tiêu diệt.   

- Đặt các loại thức ăn ưa thích của ốc như: Lá đu đủ, lá chuối, lá khoai lang, xơ mít…theo các mương, rãnh nước trong ruộng. Thức ăn sẽ dẫn dụ ốc ăn tập trung như vậy sẽ bắt và tiêu diệt ốc thuận lợi.

- Làm rãnh, mương trong ruộng và xung quanh ruộng với độ sâu khoảng 20cm, rộng 30 cm, sau đó rút nước từ từ để ốc tập trung về rãnh nước, thuận tiện cho việc thu bắt và diệt ốc.

- Dùng lưới chắn tại rãnh nước bờ ruộng để ngăn chặn không cho ốc vào  ruộng.

- Dùng vôi bột với lượng từ 20-30kg/sào, rắc đều trên ruộng sau lần làm đất lần cuối để tiêu diệt ốc đồng thời khử chua đồng ruộng.

* Bin pháp hóa hc: : Khi mật độ ốc cao có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ ốc bươu vàng như: chopper 700 WP (chốp pơ) , Clodan super 700WP( cờ lo dan su pơ), Pazol 700 WP (pa dôn) ... Nên phun thuốc vào chiều mát hoặc sáng sớm là lúc ốc bươu vàng đang hoạt động mạnh làm tăng hiệu quả trừ ốc.

2. Đối với cỏ dại:

Cần cầy bừa kỹ nhằm vùi sâu tàn dư cỏ dại, hạn chế sự nẩy mầm của cỏ dại  lan truyền từ vụ xuân sang vụ mùa.

* Trên lúa cấy:

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Butoxim 60EC (bu tô xim),  Fenrim 18.5 WP (phen rim), …để phun trừ. Lưu ý khi phun thuốc cỏ cần tháo cạn nước trên ruộng để hiệu quả diệt cỏ được cao hơn.

          * Trên lúa sạ:

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Prefit 300EC(pờ re phít), Newrofit 350EC(niu rô phít)… để phun trừ. Sau khi phun thuốc từ 4-5 ngày cần bắt nước láng đều mặt ruộng để tăng hiệu quả diệt cỏ.

* Chú ý:

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì nông dược trước khi phun thuốc.

- Chỉ phun thuốc khi thật cần thiết.

          3. Chăm sóc lúa:

          a. Dặm tỉa:

          - Đối với diện tích gieo sạ: Chỉ những chỗ mất nhiều hoặc quá dày mới tỉa dặm còn nhìn chung là rất hạn chế tỉa dặm vì cây lúa sẽ tự điều chỉnh: chỗ thưa lúa đẻ nhiều, chỗ nhiều lúa đẻ ít tránh lãng phí công tỉa, dặm không cần thiết.

          + Thời gian dặm tỉa: Khi cây lúa được 2,5 – 3 lá tiến hành dặm tỉa ( Lưu ý: Chỉ được dặm cùng giống, cùng chủng loại, có cùng ngày gieo để có cùng ngày thu hoạch), tránh dặm tỉa muộn và kéo dài.

          b. Điều tiết nước: Điều tiết nguồn nước hợp lý tưới lúa.

          - Đối với lúa cấy: Chỉ giữ đủ ẩm hoặc giữ mực nước 1 – 2 cm, để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.

          - Đối với lúa sạ: Giữ đủ ẩm, không để ruộng nứt nẻ hoặc không được để mộng mạ ngập nước. Khi cây lúa được từ 3 – 4 lá thì giữ mực nước 1 – 2 cm để cây lúa đẻ nhánh tốt.

          4. Bón phân:

          + Đối với lúa cấy: Bón phân  khi cây lúa bén rễ - hồi xanh với lượng phân bón như sau:

          - Nếu dùng Phân đơn: Đạm: 3-4 kg/sào và Kali: 2-3 kg/sào.

          - Nếu dùng Phân tổng hợp NPK:  NPK (12:5:10 – còn gọi là phân 3 màu): 15 kg/ sào.

          + Đối với lúa sạ: Sau khi dặm tỉa 03 - 05 ngày thì tiến hành bón phân lần 1 như với lúa cấy.

         * Lưu ý: Lượng phân bón có thể thay đổi tùy thuộc vào từng chân đất.

Trên đây là hướng dẫn của UB xã. Đề nghị các ông (bà) trưởng xóm thường xuyên phát trên loa truyền thanh của xóm 2 - 3 lần/ngày để bà con được biết và thực hiện theo đúng hướng dẫn đã đề ra. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì cần liên hệ ngay với BCĐSXNN xã để kịp thời giải quyết./.

TV. Thắng!
( Nguồn: Khuyến nông Na Mao).

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 300106