Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Khảo sát các di tích lịch sử trên địa bàn xã Na Mao.

2022-06-08 16:56:00.0

Ngày 08/06/2022, Phòng kiểm kê di tích thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã kết hợp cùng UBND xã Na Mao tiến hành kiểm kê các di tích lịch sử trên địa bàn xã.

Trên địa bàn xã hiện nay có 04 di tích và điểm di tích đã được xếp hạng và chưa được xếp hạng, bao gồm:

  1. Địa điểm thành lập lập Trung đoàn 246 và Chi đoàn Thanh niên Cứu quốc đầu tiên trong Quân đội.
  2. Địa điểm nơi ở và làm việc của Trường sỹ quan quân đội( Trường sỹ quan sơ cấp) thuộc xóm Văn Minh.
  3. Địa điểm nơi ở và làm việc của Cục Quân huấn tại xóm Cầu Hoàn.
  4. Địa điểm diễn ra Lễ mít tinh công bố thành lập Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bưu điện truyền thanh( K82) tại xóm Cầu Hoàn.

Trung đoàn 246 ngày nay (Đoàn Tân Trào Anh hùng), được thành lập ngày 30-6-1948 tại xóm Văn Minh (xã Tiến Lên). Tiền thân của Trung đoàn 246 là Trung đoàn 15, có nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ. Đến tháng 10-1949, Trung đoàn 15 đổi tên thành Trung đoàn 246. Trong giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1975, Trung đoàn vừa làm nhiệm vụ bảo vệ An toàn khu Việt Bắc vừa tham gia chiến đấu, góp phần vào thắng lợi Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; tham gia chiến đấu chống tiểu phỉ ở các tỉnh miền Bắc, xây dựng mỏ Apatit Lào Cai, mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), Khu gang thép Thái Nguyên. Trung đoàn đã huấn luyện, chi viện hàng chục Tiểu đoàn cho chiến trường miền Nam và Lào. Đặc biệt, Trung đoàn 246 đã trực tiếp tham gia chiến đấu Khe Sanh, Đường 9 (Quảng Trị).

Theo Ban Thanh niên Quân đội, thực hiện nghị quyết của Trung ương Đoàn và chỉ đạo của Tổng cục Chính trị, ngày 8/2/1952, Lễ ra mắt Chi đoàn Thanh niên Cứu quốc đầu tiên trong Quân đội được tổ chức tại Đại đội 29, Tiểu đoàn 183 (nay là Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 246, Sư đoàn 346, Quân khu 1) tại thôn Văn Minh (nay là xóm Đoàn Kết), xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Từ đây, lực lượng Thanh niên Quân đội cũng như hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong Quân đội không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, giành nhiều chiến công và thành tích xuất sắc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Năm 2014, Khu di tích nơi thành lập Trung đoàn 246 và Chi đoàn Thanh niên Cứu quốc đầu tiên trong Quân đội đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh.

Lễ đón nhận quyết định di tích cấp tỉnh:

Trường sỹ quan đến đóng tại xóm Văn Minh( xã Tiến Lên) từ đầu năm 1947. Trong thời gian đầu, trường tổ chức học tập tập trung tại đình 8 mái, học viên được bố trí về sinh hoạt với nhân dân. Sau đó, đình bị đổ, đồng bào xã Tiến Lên góp công sức và vật liệu dựng hội trường 8 mái với diện tích 720 m2. Trong 2 năm, từ 1947 đến cuối năm 1949, trường đào tạo được 3 khoá sỹ quan quân đội, các lớp học thường có khoảng 100 người( tương đương 3 trung đội). Khi các lớp học khai giảng hoặc bế giảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều về dự. Sau năm 1949, trường rút đi, hội trường 8 mái trở thành nơi hội họp của các cơ quan Trung ương và địa phương.

Cũng trong năm 1947, các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định đưa Cục Quân huấn đến đóng tại xóm Cầu Hoàn. Tại đây, cục nghiên cứu , tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chi bộ Đảng và chính quyền xã Tiến Lên đã giúp đỡ cục xây dựng địa điểm làm việc, chỉ trong một thời gian ngắn, đồng bào đã làm được một ngôi nhà rộng 300 m2 bằng cột ngà, lợp lá cọ , có hội trường lớn với diện tích 120 m2 . Trong các cuộc họp, hội trường này là nơi được đón tiếp nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng – Nhà nước và quân đội như Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái…

Nơi đóng quân của Cục Quân huấn, nay là khu vực

nhà văn hoá xóm Trung Tâm và sân vận động Trà Ri.

 

Ngày 17/09/1966, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập số 180/CP vè việc sử đổi bộ máy của Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh, thành lập Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bưu điện truyền thanh( tiền thân của Viện khoa học kỹ thuật bưu điện ngày nay). Ngày 16/06/1966, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký quyết định chính thức bổ nhiệm Viện trưởng và Viện phó của viện; các quyết định trên đều được công bố tại xóm Cầu Hoàn, xã Thắng Lợi( nay là xóm Trung Tâm, xã Na Mao). Trong thời kỳ sơ tán, Viện mang ký hiệu là K82; hiện nay tại khu gò Đình xóm Trung Tâm vẫn còn khuôn nền hội trường của viện với diện tích khoảng 130 m2 và 01 di tích giếng nước của viện từ khi xây dựng với dòng chữ: “K82 tự xây” và “ 26 tết Bính Ngọ”.

Khảo sát di tích nền hội trường của K82 tại gò Đình:

 

Di tích giếng nước của K82:

TV. Thắng!

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 300106