Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024) và đón Tết nguyên đán Giáp Thìn.

2024-01-29 15:09:00.0

Từ ngày 03-02-1930 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Description: https://congan.hanoi.gov.vn/Portals/0/000%20%C4%90%C3%A0o%20Trang/001_2_22.jpg?ver=2022-02-02-143336-017

 

1. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Theo một số tài liệu, để đáp ứng những đòi hỏi từ thực tiễn cách mạng, ngày 17/6/1929, Kỳ Bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại Hà Nội. Tháng 11/1929, các đồng chí Tổng bộ và Kỳ Bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 1/1/1930, những đại biểu ưu tú của Tân Việt cách mạng Đảng (một tổ chức tiền thân của Đảng) đã họp và thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ở Trung Kỳ. Tuy nhiên, ở một nước có tới ba tổ chức cộng sản nên không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức; không thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Với tinh thần đó, trách nhiệm lịch sử là phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản tại Việt Nam.

Từ ngày 06 tháng 01 đến ngày 07 tháng 02/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (với tên gọi là Vương - thay mặt cho Quốc tế cộng sản). Trong Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra 5 điểm lớn cần thảo luận và thống nhất, trước hết là tự phê bình và phê bình, “Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương”. Hội nghị nhất trí, thống nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam thành lập một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu của thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng tiên phong, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng. Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng và sách lược vắn tắt của Đảng phản ánh nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960) đã quyết nghị lấy ngày 03 tháng 02 (dương lịch) mỗi năm làm Ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Luận cương của Lênin giúp Bác Hồ tìm ra lời giải cho đường hướng đấu tranh giành độc lập, tự do thực sự cho dân tộc, cho đồng bào Việt Nam

 

2. Ý nghĩa lịch sử và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc.

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ cách mạng tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới.

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1930 - 03/02/2024), trong không khí những ngày chuẩn bị bước sang năm mới (Xuân Giáp Thìn 2024), toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vô cùng tự hào vì đất nước có một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lãnh đạo Nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đóng góp xứng đáng vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Với tinh thần đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã Na Mao phát huy truyền thống yêu nước, thi đua sáng tạo trong công tác, lao động, sản xuất học tập, vượt qua mọi khó khăn, thách thức góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; sẵn sàng triễn khai tốt, đáp ứng yêu cầu của Trung ương; yêu cầu của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở; đảm bảo các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, toàn diện, kịp thời; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tiếp tục nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho Nhân dân.

Tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phòng cách Hồ Chí Minh, ghi nhớ, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị để nhớ thêm, thực hiện về nội dung phê phán của NGƯỜI: “Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê phán các tệ “Trái phép”, “Cậy thế”, “Hủ hóa”, “Tư túng”, “Chia rẽ”, “Kiêu ngạo” của cán bộ, đảng viên các cấp từ trung ương đến địa phương./.

Thực hiện: Bế Xuân Khải - CC. Tư pháp - Hộ tịch xã Na Mao

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 292833